Bản đồ tư duy (Mind Map)
- Bản đồ tư duy mindmap là gì?
Mindmap - bản đồ tư duy: là một phương thức sử dụng sơ đồ hình vẽ để diễn đạt một hệ thống kiến thức, công viêc, content, ý tưởng nhất định.
Trong mindmap có hai yếu tố bao gồm:
- Điểm trung tâm: Đây chính là ý tưởng lớn mà chúng ta đang tìm hiểu, nằm ở trung tâm sơ đồ tư duy. Đây chính là điểm nút, nơi các “nhánh” tỏa ra khắp nơi
- “Nhánh”: Chính là những đường thẳng nối điểm trung tâm tới những ý tưởng nhỏ hơn. Từ các nhánh lớn, người thiết lập bản đồ tư duy có thể trỏ ra những “nhánh” nhỏ hơn, làm rõ nội dung của các đường nhánh lớn.
Ngoài việc sử dụng chữ và các đường kẻ nối nhau trong mindmap, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh minh họa cho các đường nhánh và điểm nút trung tâm. Càng trực quan bao nhiêu, bản đồ tư duy của bạn lại càng trở nên hiệu quả và phát huy sức mạnh của nó bấy nhiêu.
2. Khi nào nên áp dụng bản đồ tư duy mindmap?
- Đối với số lượng kiến thức lớn, bài tập nhiều và cần gấp sự tổng hợp tổng quát nhất, bạn có thể chọn giải quyết bằng sơ đồ tư duy mindmap.
- Những lúc gặp vấn đề khó, bạn cần gấp một phương án để xử lý vấn đề, sơ đồ tư duy mindmap có thể giúp bạn tái hiện bức tranh chung, giúp bạn nhìn rõ và đề ra được hướng giải quyết cụ thể cho vấn đề.
- Hoặc khi bạn chuẩn bị thuyết trình, diễn thuyết cần coi lại và chuẩn bị trước cho bài thuyết trình, mindmap sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, kích thích khả năng diễn đạt và ghi nhớ, giúp bạn tái hiện lại thông tin tốt hơn khi thuyết trình.
- Đặc biệt, nếu như trong lúc thuyết trình đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy mindmap sẽ giúp bạn tìm ra ngay vị trí thông tin cần hỏi mà không bị lạc bởi “mê cung” các thông tin.
3. Ưu điểm
- Tìm ra bản chất của vấn đề
- Nâng cao hiệu suất làm việc
- Tiếp thu tốt lượng kiến thức khổng lồ
- Phát triển thu duy sáng tạo
4. Các bước vẽ bản đồ tư duy hiệu quả
- Thiết lập ý tưởng trung tâm
Ý tưởng trung tâm, hay còn gọi là điểm nút trung tâm, chính là xuất phát điểm của mọi mindmap. Nó biểu hiện cho chủ đề trọng tâm mà bạn đang muốn khám phá và tìm hiểu.
Trong mindmap, điểm nút trung tâm tường được biểu diễn bằng một hình tròn, hoặc hình vuông có đoạn text thể hiện nội dung của ý tưởng đó.
- Tạo các nhánh con
Từ điểm nút trung tâm, tạo ra những đường nhánh nhỏ, thể hiện những ý tưởng nhỏ bổ trợ cho điểm nút trung tâm
- Mở rộng sơ đồ tư duy
Trong mỗi nhánh con, ta lại mở rộng thêm những nhánh con nhỏ khác từ nhánh lớn bên trên
- “Tô màu” cho sơ đồ tư duy
Để mindmap của bạn trở nên trực quan, sinh động và dễ tiếp thu hơn, bạn nên tô màu riêng biệt cho các nhánh của bản đồ tư duy
5. Các phần mềm miễn phí để vẽ Mindmap
- Coggle
- Mindly
- Draw.io
- MindMup
- MindMeister
- Stormboard
- SimpleMind
- LucidChart