BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG - ACTIVITY DIAGRAM
- Giới thiệu tổng quan về UML
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling Language-UML) là ngôn ngữ dành cho việc đặc tả, hình dung, xây dựng và làm tài liệu của các hệ thống phần mềm.
Các mô hình UML có thể kết nối trực tiếp với rất nhiều ngôn ngữ lập trình: Java, C++, Visual Basic…
Mỗi Diagram trong bộ UML đều có những mục đích khác nhau. Tùy trường hợp, tùy dự án mà sẽ sử dụng như thế nào cho hợp lý. Bài này mình sẽ tập trung nói về Activity Diagram.
2. Giới thiệu về biểu đồ hoạt động ( Activity Diagram)
Activity diagram (biểu đồ hoạt động ) là một mô hình logic được dùng để mô hình hoá cho các hoạt động trong một quy trình nghiệp vụ. Nó chỉ ra luồng đi từ hoạt động này sang hoạt động khác trong một hệ thống. Nó đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng mô hình chức năng của hệ thống và nhấn mạnh tới việc chuyển đổi quyền kiểm soát giữa các đối tượng.
Ví dụ về Activity Diagram về hoạt động tìm kiếm :
3. Các thành phần của Activity Diagram
3.1. Start
- Ký hiệu:
- Ý nghĩa: Khởi tạo hoạt động
3.2. Transition
- Ký hiệu
- Ý nghĩa: Mô tả sự chuyển đổi trạng thái của các hoạt động
3.3. Decision
- Ký hiệu:
- Ý nghĩa: Tập các điều kiện kích hoạt việc chuyển trạng thái
- Branch:
Mô tả điều kiện rẽ nhánh
- Chỉ một dòng điều khiển đi vào
- Hai hoặc nhiều dòng điều khiển ra
- Chỉ một dòng điều khiển ra dẫn đến kết quả
- Mỗi dòng chứa một điều kiện và loại trừ nhau
Có thể hiểu đây là ký hiệu biểu thị nút điều kiện chuyển hướng. Tùy theo trường hợp đúng hay sai của kết quả biểu thức logic bên trong ký hiệu mà có hướng di chuyển tiếp theo tương ứng.
3.4. Synchronization bar
- Ký hiệu
- Ý nghĩa: Mô tả điều kiện thực hiện song song
3.5. Fork
- Ký hiệu
- Ý nghĩa: thể hiện cho trường hợp thực hiện xong một hoạt động rồi sẽ rẽ nhánh thực hiện nhiều hoạt động tiếp theo.
3.6. Join
- Ký hiệu
- Ý nghĩa:
Cùng ký hiệu với Fork nhưng thể hiện trường hợp phải thực hiện hai hay nhiều hành động trước rồi mới thực hiện hành động tiếp theo.
Có thể hiểu đơn giản .Có các trường hợp hội tụ đủ nhiều luồng điều khiển một lúc để gộp thành một luồng xử lý thì cần Join .
Và đôi khi cần phải tách một luồng điều khiển ra thành hai hoặc nhiều luồng khác biệt nhau thì cần Fork. Và mỗi luồng của Fork hoàn toàn không lệ thuộc nhau.
3.7. End
- Ký hiệu
- Ý nghĩa
- Mô tả trạng thái kết thúc quy trình
- Một activity diagram có một hoặc nhiều trạng thái kết thúc
Ví dụ: Biểu đồ hoạt động thể hiện quá trình đặt hàng
4. Cách xây dựng Activity Diagram
- Bước 1: Xác định các nghiệp vụ cần mô tả
Xem xét bản vẽ Use case để xác địng nghiệp vụ nào bạn cần mô tả.
- Bước 2: Xác định trạng thái đầu tiên và trạng thái kết thúc
- Bước 3: Xác định các hoạt động tiếp theo
Xuất phát từ điểm bắt đầu, phân tích để xác định các hoạt động tiếp theo chi đến khi gặp thời điểm kết thúc để hoàn tất bản vẽ .
5. Ứng dụng bản vẽ Acivity Diagram
- Phân tích nghiệp vụ để hiểu rõ hệ thống
- Phân tích Use Case
- Cung cấp thông tin để thiết kế bản vẽ Sequence Diagram