Bài 1: Cài đặt môi trường cho Selenium Webdriver
Trước khi đi vào cài đặt môi trường cần thiết cho Selenium Webdriver thì mình sẽ giới thiệu với các bạn Selenium Webdriver là gì?
Selenium WebDriver là một automation framework dành cho web, nó có thể thực hiện các phiên kiểm thử của mình trên rất nhiều trình duyệt khác nhau Firefox, Chrome, IE...Ngoài ra nó còn được hỗ trợ bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau như java, .Net, Ruby…
Để viết và run code Selenium Webdriver thì chúng ta cần phải thiết lập môi trường:
1. Cài đặt Eclipse hoặc Intellij IDEA.
2. Java
3. Download các driver của các browser(VD chrome, firefox..)
4. Gradle hoặc maven
Trong bài này mình sử dụng Eclipse và Gradle nên mình sẽ hướng dẫn mọi người chi tiết cách cài đặt nhé
- Hướng dẫn cài đặt eclipese
Bước 1: Vào trang: https://www.eclipse.org/downloads/
Bước 2: Nhấn download để tải file cài đặt về
Bước 3: Nháy đúp chuột vào file .exe vừa download về để tiến hành cài đặt
Bước 4: Chọn 1 trong các lựa chọn sau:
(1): Dành cho bạn lập trình bằng Java(mình đang chọn cái này)
(2): Phiên bản Eclipse cho java EE thường được sử dụng trong các dự án về web application sử dụng ngôn ngữ lập trình Java.
(3): Dành cho các bạn lập trình bằng C/C++
Bước 5: Ở bước cài đặt này các bạn làm như sau:
- Chỉ đến thư mục JDK mà các bạn cài đặt
- Thư mục mà các bạn muốn cài đặt Eclipse
- Bấm INSTALL để cài đặt
Bước 6: Bước này các bạn chọn Launch để khởi chạy công cụ
Lưu ý: Ở lần chạy đầu tiên thì màn hình này sẽ xuất hiện:
- Nơi chứa Project của Eclipse
- Bạn có thể chọn nơi lưu trữ mới ở đây
- Nếu các bạn không muốn hộp thoại này xuất hiện thì tích vào checkbox
2. Cài đặt JDK
Bước 1: Tải file JDK ở đây : https://www.oracle.com/java/technologies/javase-downloads.html
Bước 2: Nháy đúp chuột vào file .exe
Bước 3: Để cài đặt chọn Next
Tiếp tục chọn Next
Chọn Close để hoàn tất
Bước 4: Cài đặt biến môi trường
- Chuột phải vào This PC chọn Properties
- Chọn Advanced system settings ở góc bên phải màn hình
- Click vào Environment Variables
- Tạo mới biến môi trường bằng cách nhấp chuột chọn New
- Các bạn nhập tên JAVA_HOME vào Variable name và chỉ đến file JDK. Nếu không thấy đường dẫn đến file JDK thì các bạn chọn Browse Directory
- Tiếp tục sửa đổi biến môi trường chọn Path =>Edit => Nhập %JAVA_HOME%\bin
3. Cài đặt Gradle
Bước 1: Các bạn Download Gradle theo link: https://gradle.org/releases/
Bước 2: Các bạn tùy chọn version và tải về nhé
Bước 3: Các bạn giải nén và cài đặt biến môi trường
- Chuột phải vào This PC chọn Properties
- Chọn Advanced system settings ở góc bên phải màn hình
- Click vào Environment Variables
- Tạo mới biến môi trường bằng cách chọn New
Nhập Variable name là GRADLE_HOME và Variable value là folder bạn đã giải nén gradle ở trên
Thêm biến GRADLE_HOME vừa tạo ở trên vào Path:
Nhấn vào Path chọn New và thêm dòng %GRADLE_HOME%\bin
Kiểm tra xem gradle đã được cài đặt thành công hay chưa bằng cách nhấn tổ hợp phím Window + R và nhập cmd tại cửa sổ gõ gradle -v ở đây sẽ hiển thị ra version Gradle bạn vừa cài đặt
Trên đây là tất cả những hướng dẫn của mình hẹn các bạn ở bài viết tiếp theo nhé